Địa chỉSố 6, Phạm Đăng Giảng, Bình Hưng Hòa, Bình Tân, TP.HCM

Emailvungocvht84@gmail.com - Hotline 0988 688 979 - 0985529997

Hotline hỗ trợ:

0988688979
mua phế liệu sắt thép giá cao nhất thị trường
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline: 0988 688 979

Mr Ngọc

0988 688 979

vungocvht84@gmail.com

Hotline: 0985 529 997

Ms Hiền

0985 529 997

vungocvht84@gmail.com
TIN TỨC - SỰ KIỆN
RÁC THẢI Y TẾ ĐỘC HẠI NHƯ THẾ NÀO?

Dân số tăng nhanh kéo theo ngành dịch vụ bổ trợ đời sống của con người gia tăng. Ngành y tế cũng không nằm ngoài lệ, rác thải y tế ngành càng gia tăng như tình trạng gia tăng dân số. Nhưng trong số lượng rác thải y tế phát sinh thì có khoảng 50% bệnh viện tại Việt Nam vẫn chưa đem đi vào quy trình xử lý đạt chuẩn áp dụng.

Rác thải ý tế là gì? Chúng được phân thành những loại nào? Mức độ nguy hại loại rác ra sao? Qua bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu tất cả những thông tin về rác thải y tế.

Xem thêm các bài viết khác:

Thu mua phế liệu đồng

Tái chế vỏ hộp sửa là cách bảo vệ môi trường tốt nhất và giúp tăng thu nhập cho bạn


Rác thải y tế là gì?

Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của của cơ sở ý tế gồm chất thải y tế độc hại, chất thải y tế thông thường.

Rác thải y tế

Phân loại rác thải y yế.

Rác thải y tế được chia thành nhiều loại sau để phục mục cho quá trình xử lý:

  • Chất thải rắn thông thường: Chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt thường ngày của người bệnh hay nhân viên bệnh viện. Chất thải rắn thông thường tại cơ sở y tế có thể là rác hữu cơ, rác vô cơ hay rác có thể tái chế như loại chất thải sinh hoạt. CTYT thông thường không chứa các chất độc hại, các tác nhân gây bệnh đối với con người và môi trường. CTYT thông thường có thể bao gồm các vật liệu, bao gói: giấy, thùng carton; chai nhựa, chai thủy tinh không ô nhiễm,... có nguồn gốc phát sinh từ khu vực hành chính, từ các khoa, phòng không cách ly trong cơ sở y tế,... Một phần CTYT thông thường có thể tái sử dụng hoặc tái chế và đem lại nguồn thu cho các cơ sở y tế. Thực hiện triệt để đúng quy định trong công tác phân loại CTYT sẽ góp phần giảm tải tác động của CTYT nói chung tới con người và môi trường.
  • Chất thải rắn lây nhiễm có nguy cơ độc hại:
  • Chất thải như gạc, bông y tế, dây truyền máu, găng tay y tế, bột bó gãy xương,…thường chứa vi khuẩn, virus, nấm,…
  • Những vật liệu có khả năng cắt, chọc thủng như kim tiêm, dao, thuỷ tinh vỡ, lưỡi dao, dao mổ,…
  • Chất thải có nguy cơ lây nhiễm từ phòng thí nghiệm như găng tay, ống nghiệm, túi máu,…
  • Các mô, cơ quan người bệnh hoặc động vật như chân, tay, nhau thai, tế bào thai…
  • Chất thải rắn độc hại không lây nhiễm:
  • Trang thiết bị y tế bị đỗ vỡ, hỏng đã qua sử dụng chứa chất nguy hại như thuỷ ngân, Crom hay kim loại nặng.
  • Dược phẩm hết thời gian sử dụng được thải bỏ, nhiễm khuẩn, những loại không còn nhu cầu sử dụng…
  • Hoá chất thải bỏ có thành phần nguy hại.
  • Chất thải nhiễm phóng xạ: Đây là chất thải rắn được phát sinh từ quá trình hoá trị liệu, phim chụp X – quang,… tạo vật liệu xét nghiệm có nguy cơ nhiễm phóng xạ
  • Vật chứa áp suất: Bình chứa khí có áp suất như bình CO2, O2, Gas, bình khí dùng 1 lần, xy ranh khí nén, can nước … các bình này dễ gây cháy nổ, khi xử lý cần phân loại riêng.

Nguy hại từ rác thải y tế

Để giúp nhận biết loại chất thải trong quá trình thu gom và xử lý chất thải rắn thì chúng được phân loại theo quy định bao bì như sau. Tiêu chuẩn của mỗi túi đựng chất thải phải là làm từ chất liệu polyethylene và polypreylene, dung tích 0,1m2, được đánh dấu mức đầy 2/3. Thùng đựng chất thải tuỳ thuộc diện tích vật sắc nhọn hay vật liệu khác nhau để chứ đựng tuy nhiên chất liệu sử dụng từ polyethylene.

  • Màu Vàng hoặc tông màu vàng: Chất thải lây nhiễm. Tuy nhiên đối với những chất thải sắc nhọn cần để trong thùng hoặc hộp đựng; chất thải không sắc nhọn và chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao cần để trong túi hoặc thùng với màu vàng quy định; chất thải giải phẩu thì cần để 2 lần túi hoặc thùng có lót lớp túi.
  • Màu Đen: Chất thải hóa học nguy hại gây độc tế bào hoặc chất thải phóng xạ. Nên bỏ vào thùng và túi cho an toàn với người thu gom rác.
  • Màu Xanh hoặc tông màu xanh: Chất thải thông thường.
  • Màu Trắng hoặc tông màu trắng: Chất thải có khả năng tái chế.

Rác thải y tế ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào.

Nếu không có biện pháp xử lý và quy trình phân loại rõ ràng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người và môi trường như:

  • Con người: Lây nhiễm mầm bệnh từ chất thải y tế phát sinh tiếp xúc vật sắc nhọn hay lây nhiễm khi có vết thương, nguy cơ nhiễm các bệnh như: HIV, viêm gan B, viêm gan C, lây nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hoá, dính phải thuỷ ngân nguy hại,….
  • Môi trường: Quy trình quản lý và xử lý không đúng cách chất thải y tế có thể làm thiếu quỹ đất, chất thải bỏ ngoài môi trường gây ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước và cả môi trường không khí.

Nên tránh xa nguồn chất thải y tế có thể, hạn chế tiếp xúc để mắc các bệnh lây nhiễm. Phần rác thải y tế để nhân viên chuyên dụng thu gom với trang phục bảo hộ. Vì một tương lai tốt đẹp hơn!